TIM VIỆC LÀM 24H

Tuesday, November 19, 2024

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 20/11, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho biết, về bảo lưu chế độ, chính sách khi điều động nhà giáo, dự Luật quy định trường hợp điều động nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục công lập, nếu chế độ, chính sách ở vị trí công tác cũ cao hơn chế độ, chính sách ở vị trí công tác mới thì được bảo lưu các chế độ, chính sách của vị trí công tác cũ trong thời hạn tối đa là 36 tháng.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc bảo lưu chế độ, chính sách của vị trí công tác cũ trong thời hạn tối đa 36 tháng. Bởi, điều này cần phải tương đồng với chính sách về cán bộ, công chức, viên chức.

Giáo viên giỏi ở trường khi điều động lên quản lý lương bị giảm 1/3 - 1

Đại biểu Dương Khắc Mai (Ảnh: QH).

Theo ông Dương Khắc Mai, nhà giáo đã có nhiều chính sách ưu đãi theo dự thảo luật hiện nay. Vì vậy, đại biểu đề nghị bảo lưu chế độ, chính sách trong thời hạn 6 tháng hoặc hơn, nhưng không phải là tối đa 36 tháng.

Một số quy định về bảo lưu chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện hành được quy định bằng Nghị định của Chính phủ.

Để phù hợp, đảm bảo tính thống nhất trong các quy định, đảm bảo không luật hóa các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, đại biểu đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, đại biểu tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.

"Quy định này sẽ tháo gỡ các khó khăn với nhà giáo và tính đặc thù nghề nghiệp", ông Mai nhấn mạnh.

Đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo. Bởi nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Trong thời gian vừa qua, đại đa số đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực đạo đức, phẩm chất rất tốt thì vẫn còn một số giáo viên, kể cả cán bộ cấp quản lý vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, để xảy ra những câu chuyện đáng buồn đến mức phải xử lý.

Do đó đại biểu nhấn mạnh đi đôi với việc thực hiện chính sách đặc thù tiền lương thì trong quá trình thi hành luật phải có quy định nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Giáo viên giỏi ở trường khi điều động lên quản lý lương bị giảm 1/3 - 2

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Ảnh: QH).

Tranh luận nội dung điều động nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) mong muốn những trường hợp này phải được giữ nguyên phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Ông Khánh cho rằng, những giáo viên giỏi đang công tác ở các trường  mà chuyển sang làm cán bộ quản lý cần có những chính sách thu hút.

Đại biểu cho biết, cán bộ quản lý hoặc giáo viên về công tác tại phòng chuyên môn của sở giáo dục hoặc phòng giáo dục hưởng phụ cấp chức vụ 25%. Trong khi đó, phụ cấp đứng lớp của giáo viên là 30-35%. Khi họ chuyển lên làm cán bộ quản lý sẽ bị mất phụ cấp thâm niên.

Đại biểu Đồng Nai nêu ví dụ một giáo viên giỏi lương khi giảng dạy ở trường đang là 10 triệu đồng nhưng nếu chuyển về sở lương chỉ còn 7 triệu đồng. Và đằng sau những thầy cô đó là cả gia đình phải lo mà lương còn thấp hơn.

Như vậy, sẽ không thu hút được những người giáo viên giỏi, trong khi không thể tuyển một sinh viên mới ra trường về làm nhiệm vụ quản lý.

Tranh luận lại với đại biểu Đỗ Huy Khánh, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, khi xem xét một vấn đề nào đó cần cân đối giữa ngành này ngành khác, lĩnh vực này lĩnh vực khác. Vì vậy, về chính sách bảo lưu chế độ cần đặt trong tổng thể với các ngành nghề khác.

Posted on 10:49 PM by Thuy Linh

No comments

Sáng chủ nhật, khi những nhân công trẻ trong công ty chọn ngủ nướng, thư thả sau một tuần cày cuốc, người cao tuổi xung quanh làm những việc tận hưởng cuộc sống tuổi xế chiều thì ông Đinh Doãn Phi Hải (SN 1964, ngụ tại TPHCM) vẫn mải miết với lịch trình hàng ngày. Ngày cuối tuần của ông bắt đầu với bài tập đạp xe thể dục để tự trải nghiệm, kiểm tra sản phẩm chính mình làm ra. 

Ông Hải thắt chiếc đai hỗ trợ đầu gối, là sản phẩm mà ông đang nghiên cứu, chuẩn bị bung ra thị trường. Dạo mấy vòng thành phố xong, người đàn ông sắp bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm" (70 tuổi) cất xe đạp, lấy xe máy chạy sang khu xưởng để sắp xếp số máy móc vừa mới đưa về.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 1
Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 2

Ông Hải vốn nổi tiếng là "vua đồ lót", đã thành công với thương hiệu từng đánh bật nhiều đối thủ cả trong và ngoài nước. Thành quả của lần khởi nghiệp đó đủ để ông và gia đình vui hưởng tuổi già. 

Ông cũng đã quyết định rời bỏ lĩnh vực sản xuất này khi thấy thị trường đã bão hòa, không còn nhiều tiềm năng. Nhưng dừng làm "vua đồ lót" không có nghĩa là nghỉ tay, buông việc. Ông chủ tuổi 70 vẫn quyết tâm khởi nghiệp một lần nữa.

Nhất định làm chủ, không làm gánh nặng

"Tôi bắt mình không được sống như một cỗ máy, luôn tự nhắc mình và cũng dạy cho nhiều nhân viên khác phải luôn hướng tới tư duy làm chủ, nhất quyết không làm gánh nặng.

Lớn tuổi không đồng nghĩa với việc không làm gì nữa, vì đã sống thì phải sống thật xứng đáng. Là con người thì lúc nào cũng phải động não, sáng tạo, lao động cật lực, nếu không thì chỉ là sự tồn tại vô nghĩa!", ông Hải dứt khoát.

Năm 2021, việc sản xuất, kinh doanh đồ lót gặp nhiều khó khăn. Ông Hải bàn giao lại việc ở mảng này cho vợ để chuyển đổi, thử sức ở một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, những thử nghiệp thất bại nối tiếp.

Chạm đến mức thua lỗ, ông Hải xác định, đã đến thời điểm phải dừng lại tất cả, tìm một hướng đi mới hơn rồi... khởi nghiệp lại.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 3
Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 4

"Tôi không sợ thất bại, mà chỉ sợ bản thân không dám đứng lên. Nhiều người bạn đồng niên nói tôi… dở hơi, sao già rồi mà không nghỉ ngơi, khởi nghiệp làm gì nữa cho mệt. Nhưng mỗi người có lý tưởng sống riêng. Tôi mừng vì mình chưa hết "bệnh" hiếu kỳ, thích thử thách, chinh phục", ông Hải cười xòa.

Rồi doanh nhân khởi nghiệp ở tuổi đã quá nửa con dốc bên kia của cuộc đời nhận tin mắc ung thư dạ dày. Ông được hướng dẫn ăn thuần chay, phải dành thời gian chăm lo sức khỏe, tập thể dục. Nhiều lần đạp xe, bị đau khớp gối khiến ông nảy ra ý tưởng thiết kế và kinh doanh đai bó gối. Trên thị trường, sản phẩm này hầu hết là hàng nhập, giá bán khá đắt. Ông quyết tâm tự sản xuất, làm hàng Việt với đủ sức đối đầu hàng ngoại nhập.

Dù không thiếu kinh nghiệm trong ngành may mặc, ông chủ U70 vẫn thừa nhận, kinh doanh đai bó gối có quá nhiều thử thách. Sản phẩm yêu cầu thiết kế khoanh tròn đệm chính giữa đai ôm trọn đầu gối, đảm bảo mọi cử động của người sử dụng đai phải thật linh hoạt.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 5
Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 6

Nhiều đêm, ông Hải không ngủ, cứ trằn trọc tìm cách hoàn thiện sản phẩm. Căn nhà thành ra xuyên đêm lạch cạch tiếng máy may. Mất thời gian dài nghiên cứu, chỉnh sửa, ông Hải cũng hoàn thiện sản phẩm. Ông đạp xe 40km/ngày để tự thử nghiệm tính ứng dụng của chiếc đai bó gối do chính tay mình làm.

Ông chủ từng nắm trong tay gia tài "khủng" giờ lại tự chạy vạy khắp nơi lo việc khởi nghiệp, từ chuyện tìm nguyên vật liệu, đối tác cung cấp, kiếm khách hàng. Nhận hết lời từ chối này đến cái lắc đầu khác, ông vẫn không nản chí.

Và rồi, nỗ lực, kiên trì cũng mang tới cho doanh nhân khởi nghiệp U70 những hợp đồng đầu tiên. Rồi sản phẩm của ông nhận được đơn đặt hàng số lượng lớn từ các cửa hàng thiết bị y tế.

"Vượt qua được khó khăn, đạt được những thành công đầu tiên luôn là cảm giác sung sướng khó tả, dù là khi còn trẻ hay lúc đã... già đầu", ông Hải chiêm nghiệm.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 7
Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 8

Để đủ sức sản xuất cho những đơn hàng sắp tới, ông chủ U70 đã đầu tư hàng tỷ đồng cho khu nhà xưởng 500m2, sắm máy may tự động, máy cắt laser.

Người đàn ông U70 bộc bạch, khởi nghiệp lại từ đầu ở tuổi này có nhiều điểm khác biệt so với thời trai trẻ. Ở tuổi này, ngoài có sẵn vốn liếng về tài chính, ông còn có thế mạnh về kinh nghiệm, sự kiên trì. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất chính là thách thức để bắt kịp công nghệ hiện đại và tìm nguồn lực thích hợp cho việc sản xuất.

Xóa bỏ định kiến "khởi nghiệp không dành cho người cao tuổi"

Ông Hải sinh trưởng trong một gia đình đông con ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Năm 18 tuổi, ông nghỉ học vì bố mẹ đã cạn sức nuôi con. Sau nhiều ngày tháng phụ gia đình làm nông, ông được người chú dạy cho nghề làm đường mía. Được bố cho 7 chỉ vàng làm vốn, ông Hải bắt đầu ngày tháng khởi nghiệp.

Thời ấy, nghề mía đường rất thịnh, chàng trai 18 tuổi nhanh chóng trở thành một trong những người giàu có nhất làng, là chủ của xưởng sản xuất đường mía với hàng chục nhân viên. Mỗi mùa mía, ông Hải kể có thể "bỏ túi" hàng chục cây vàng. Ở 26 tuổi, ông đã tích cóp được vài trăm cây vàng.

Tuy nhiên, đến năm 1996, biến cố xảy ra khiến ông mất sạch tài sản, lên TPHCM với hai bàn tay trắng.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 9
Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 10

"Trong khoảng thời gian đó, tôi như bị rơi xuống đáy, từ chỗ làm chủ, lưng vốn tới vài trăm cây vàng, trở thành không còn gì cả. Tôi tuyệt vọng, nhốt mình trong phòng suốt 1 tháng, không gặp ai", ông Hải kể lại.

Sau một thời gian được gia đình động viên, ông mới sang xưởng của chị gái để học nghề, phụ dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Đông Âu. Lần đầu tiếp xúc với máy may, học được cách đi một đường may đẹp, tính hiếu kỳ của ông Hải trỗi dậy trở lại.

Càng học, ông thấy càng say mê. Cậu trai quê mới lên thành phố vốn không dám ra khỏi nhà vì sợ bị lạc đường đã bắt đầu tự chạy xe đi khắp nơi, tập nhớ tên những con đường, tuyến phố nơi thị thành.

"Dạo quanh thành phố, tôi mới thấy nơi này rộng lớn và nhiều cơ hội quá. Nếu dừng lại, chẳng phải mình sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hay ho sao? Tôi quyết định phải làm lại tất cả. Còn người, còn của!", ông Hải quả quyết, giọng chắc nịch.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 11

"Khi bản thân bị rơi xuống đáy, đường duy nhất chính là đi lên"

Đinh Doãn Phi Hải CEO Công ty TNHH vật tư thiết bị y tế POLARIS

Muốn khởi nghiệp hàng may mặc nhưng không có vốn, ông vay mẹ 2 cây vàng ra chợ Nhật Tảo (quận 10) mua máy may. Tuy nhiên, chiếc máy may thời ấy rất đắt, ông cố xin ông chủ cho mua nợ, rồi trả góp dần.

Ông nhận đơn hàng nhỏ, lẻ để thử tay nghề. Nhờ sự cố gắng, ông dần gây dựng được niềm tin, khách tìm đến nườm nượp.

"Chỉ kiếm được vài đồng trên mỗi chiếc áo, quần nhưng tôi vẫn thấy quý, bởi đó là sức lao động chân chính của mình", ông Hải bộc bạch.

Từ một chiếc máy may trả góp, ông chủ tích cóp thêm tiền, mua thêm 4 chiếc máy nữa. Khi được bố chia cho 20 cây vàng, ông Hải quyết định mở xưởng rộng 500m2, thuê 40 công nhân, đầu tư làm thương hiệu đồ lót nam.

Nhờ sự sáng tạo trong kinh doanh, hằng tháng, ông cung cấp ra thị trường hơn 200.000 sản phẩm, "phủ sóng" từ Cà Mau đến Đà Nẵng.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 12
Chiếc máy may trả góp và ông chủ lớn vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 13

Có thời điểm xưởng may của ông dời xuống huyện Củ Chi vì cần diện tích lớn, xây dựng  tới 2.500m2, với 200 công nhân. Những nhân viên bán hàng cốt cán của công ty đều được ông Hải tặng ô tô để đi làm.

Ông Hải luôn dạy nhân viên về tư duy làm chủ, khích lệ mọi người làm thuê là để đến một ngày đủ lông, đủ cánh mà bung ra, thành ông chủ. Những người tâm đắc theo ông giờ đều đã có sự nghiệp cho riêng mình. Trong số đó, một số người quý mến ông Hải nay còn quay lại hỗ trợ khi hay tin ông khởi nghiệp lần nữa.

"Nhìn lại hành trình khởi nghiệp dài đằng đẵng, tôi cảm thấy bản thân đã sống một cuộc đời xứng đáng, không hề nuối tiếc. Tôi không sợ vấp ngã, chỉ sợ ngã rồi bản thân không dám đứng lên", ông chủ U70 cười mãn nguyện.

Posted on 7:49 PM by Thuy Linh

No comments

Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được giao kết bằng các điều khoản trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đối với những công việc được phân công trái với Bộ luật Lao động, người lao động có quyền từ chối.

Những trường hợp nhân viên được từ chối việc sếp giao - 1

Người lao động có quyền từ chối làm việc theo phân công trong một số trường hợp (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).

Giao việc nguy hiểm

Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của người lao động. Trong đó, Điểm d Khoản 1 Điều 5 nêu rõ người lao động được quyền "từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc".

Như vậy, nếu cảm thấy công việc được phân công có nguy cơ gây tổn thương đến bản thân, người lao động có quyền từ chối sự phân công của quản lý, người sử dụng lao động.

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động cũng quy định người lao động được quyền "từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động".

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi thấy công việc được phân công có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình thì người lao động tiến hành báo cho người quản lý.

Sau đó, họ có thể từ chối làm việc, rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.

Công việc không đúng theo hợp đồng

Khi quản lý, người sử dụng lao động điều chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết, người lao động được quyền từ chối.

Theo Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Ngoài ra, thời gian điều chuyển người lao động làm công việc tạm thời không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc.

Ép làm thêm giờ

Khi quản lý, người sử dụng lao động yêu cầu làm việc quá thời gian quy định, người lao động có quyền từ chối.

Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu.

Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người lao động.

Thứ hai, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng.

Thứ ba, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới được bố trí người lao động làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm.

Như vậy, người sử dụng lao động có thể bố trí, phân công người lao động làm thêm giờ trong thời gian giới hạn quy định theo Bộ luật Lao động năm 2019.

Tuy nhiên, việc phân công làm thêm giờ phải đạt được yêu cầu đầu tiên là phải được sự đồng ý của người lao động.

Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn nội dung này. Theo đó, khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm và công việc làm thêm.

Người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong 2 trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019.

Thứ nhất là trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Thứ hai là trường hợp thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa. Trong trường hợp này, nếu công việc được phân công có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động thì người lao động cũng có quyền từ chối.

Posted on 6:49 PM by Thuy Linh

No comments

Sáng chủ nhật, khi những nhân công trẻ trong công ty chọn ngủ nướng, thư thả sau một tuần cày cuốc, người cao tuổi xung quanh làm những việc tận hưởng cuộc sống tuổi xế chiều thì ông Đinh Doãn Phi Hải (SN 1964, ngụ tại TPHCM) vẫn mải miết với lịch trình hàng ngày. Ngày cuối tuần của ông bắt đầu với bài tập đạp xe thể dục để tự trải nghiệm, kiểm tra sản phẩm chính mình làm ra. 

Ông Hải thắt chiếc đai hỗ trợ đầu gối, là sản phẩm mà ông đang nghiên cứu, chuẩn bị bung ra thị trường. Dạo mấy vòng thành phố xong, người đàn ông sắp bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm" (70 tuổi) cất xe đạp, lấy xe máy chạy sang khu xưởng để sắp xếp số máy móc vừa mới đưa về.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 1
Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 2

Ông Hải vốn nổi tiếng là "vua đồ lót", đã thành công với thương hiệu từng đánh bật nhiều đối thủ cả trong và ngoài nước. Thành quả của lần khởi nghiệp đó đủ để ông và gia đình vui hưởng tuổi già. 

Ông cũng đã quyết định rời bỏ lĩnh vực sản xuất này khi thấy thị trường đã bão hòa, không còn nhiều tiềm năng. Nhưng dừng làm "vua đồ lót" không có nghĩa là nghỉ tay, buông việc. Ông chủ tuổi 70 vẫn quyết tâm khởi nghiệp một lần nữa.

Nhất định làm chủ, không làm gánh nặng

"Tôi bắt mình không được sống như một cỗ máy, luôn tự nhắc mình và cũng dạy cho nhiều nhân viên khác phải luôn hướng tới tư duy làm chủ, nhất quyết không làm gánh nặng.

Lớn tuổi không đồng nghĩa với việc không làm gì nữa, vì đã sống thì phải sống thật xứng đáng. Là con người thì lúc nào cũng phải động não, sáng tạo, lao động cật lực, nếu không thì chỉ là sự tồn tại vô nghĩa!", ông Hải dứt khoát.

Năm 2021, việc sản xuất, kinh doanh đồ lót gặp nhiều khó khăn. Ông Hải bàn giao lại việc ở mảng này cho vợ để chuyển đổi, thử sức ở một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, những thử nghiệp thất bại nối tiếp dài.

Chạm đến mức thua lỗ, ông Hải xác định, đã đến thời điểm phải dừng lại tất cả, tìm một hướng đi mới hơn rồi... khởi nghiệp lại.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 3
Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 4

"Tôi không sợ thất bại, mà chỉ sợ bản thân không dám đứng lên. Nhiều người bạn đồng niên nói tôi… dở hơi, sao già rồi mà không nghỉ ngơi, khởi nghiệp làm gì nữa cho mệt. Nhưng mỗi người có lý tưởng sống riêng. Tôi mừng vì mình chưa hết "bệnh" hiếu kỳ, thích thử thách, chinh phục", ông Hải cười xòa.

Rồi doanh nhân khởi nghiệp ở tuổi đã quá nửa con dốc bên kia của cuộc đời nhận tin mắc ung thư dạ dày. Ông được hướng dẫn ăn thuần chay, phải dành thời gian chăm lo sức khỏe, tập thể dục. Nhiều lần đạp xe, bị đau khớp gối khiến ông nảy ra ý tưởng thiết kế và kinh doanh đai bó gối. Trên thị trường, sản phẩm này hầu hết là hàng nhập, giá bán khá đắt. Ông quyết tâm tự sản xuất, làm hàng Việt với đủ sức đối đầu hàng ngoại nhập.

Dù không thiếu kinh nghiệm trong ngành may mặc, ông chủ U70 vẫn thừa nhận, kinh doanh đai bó gối có quá nhiều thử thách. Sản phẩm yêu cầu thiết kế khoanh tròn đệm chính giữa đai ôm trọn đầu gối, đảm bảo mọi cử động của người sử dụng đai phải thật linh hoạt.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 5
Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 6

Nhiều đêm, ông Hải không ngủ, cứ trằn trọc tìm cách hoàn thiện sản phẩm. Căn nhà thành ra xuyên đêm lạch cạch tiếng máy may. Mất thời gian dài nghiên cứu, chỉnh sửa, ông Hải cũng hoàn thiện sản phẩm. Ông đạp xe 40km/ngày để tự thử nghiệm tính ứng dụng của chiếc đai bó gối do chính tay mình làm.

Ông chủ từng nắm trong tay gia tài "khủng" giờ lại tự chạy vạy khắp nơi lo việc khởi nghiệp, từ chuyện tìm nguyên vật liệu, đối tác cung cấp, kiếm khách hàng. Nhận hết lời từ chối này đến cái lắc đầu khác, ông vẫn không nản chí.

Và rồi, nỗ lực, kiên trì cũng mang tới cho doanh nhân khởi nghiệp U70 những hợp đồng đầu tiên. Rồi sản phẩm của ông nhận được đơn đặt hàng số lượng lớn từ các cửa hàng thiết bị y tế.

"Vượt qua được khó khăn, đạt được những thành công đầu tiên luôn là cảm giác sung sướng khó tả, dù là khi còn trẻ hay lúc đã... già đầu", ông Hải chiêm nghiệm.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 7
Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 8

Để đủ sức sản xuất cho những đơn hàng sắp tới, ông chủ U70 đã đầu tư hàng tỷ đồng cho khu nhà xưởng 500m2, sắm máy may tự động, máy cắt laser.

Người đàn ông U70 bộc bạch, khởi nghiệp lại từ đầu ở tuổi này có nhiều điểm khác biệt so với thời trai trẻ. Ở tuổi này, ngoài có sẵn vốn liếng về tài chính, ông còn có thế mạnh về kinh nghiệm, sự kiên trì. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất chính là thách thức để bắt kịp công nghệ hiện đại và tìm nguồn lực thích hợp cho việc sản xuất.

Xóa bỏ định kiến "khởi nghiệp không dành cho người cao tuổi"

Ông Hải sinh trưởng trong một gia đình đông con ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Năm 18 tuổi, ông nghỉ học vì bố mẹ đã cạn sức nuôi con. Sau nhiều ngày tháng phụ gia đình làm nông, ông được người chú dạy cho nghề làm đường mía. Được bố cho 7 chỉ vàng làm vốn, ông Hải bắt đầu ngày tháng khởi nghiệp.

Thời ấy, nghề mía đường rất thịnh, chàng trai 18 tuổi nhanh chóng trở thành một trong những người giàu có nhất làng, là chủ của xưởng sản xuất đường mía với hàng chục nhân viên. Mỗi mùa mía, ông Hải kể có thể "bỏ túi" hàng chục cây vàng. Ở 26 tuổi, ông đã tích cóp được vài trăm cây vàng.

Tuy nhiên, đến năm 1996, biến cố xảy ra khiến ông mất sạch tài sản, lên TPHCM với hai bàn tay trắng.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 9
Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 10

"Trong khoảng thời gian đó, tôi như bị rơi xuống đáy, từ chỗ làm chủ, lưng vốn tới vài trăm cây vàng, trở thành không còn gì cả. Tôi tuyệt vọng, nhốt mình trong phòng suốt 1 tháng, không gặp ai", ông Hải kể lại.

Sau một thời gian được gia đình động viên, ông mới sang xưởng của chị gái để học nghề, phụ dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Đông Âu. Lần đầu tiếp xúc với máy may, học được cách đi một đường may đẹp, tính hiếu kỳ của ông Hải trỗi dậy trở lại.

Càng học, ông thấy càng say mê. Cậu trai quê mới lên thành phố vốn không dám ra khỏi nhà vì sợ bị lạc đường đã bắt đầu tự chạy xe đi khắp nơi, tập nhớ tên những con đường, tuyến phố nơi thị thành.

"Dạo quanh thành phố, tôi mới thấy nơi này rộng lớn và nhiều cơ hội quá. Nếu dừng lại, chẳng phải mình sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hay ho sao? Tôi quyết định phải làm lại tất cả. Còn người, còn của!", ông Hải quả quyết, giọng chắc nịch.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 11

"Khi bản thân bị rơi xuống đáy, đường duy nhất chính là đi lên"

Đinh Doãn Phi Hải "Vua quần lót"

Muốn khởi nghiệp hàng may mặc nhưng không có vốn, ông vay mẹ 2 cây vàng ra chợ Nhật Tảo (quận 10) mua máy may. Tuy nhiên, chiếc máy may thời ấy rất đắt, ông cố xin ông chủ cho mua nợ, rồi trả góp dần.

Ông nhận đơn hàng nhỏ, lẻ để thử tay nghề. Nhờ sự cố gắng, ông dần gây dựng được niềm tin, khách tìm đến nườm nượp.

"Chỉ kiếm được vài đồng trên mỗi chiếc áo, quần nhưng tôi vẫn thấy quý, bởi đó là sức lao động chân chính của mình", ông Hải bộc bạch.

Từ một chiếc máy may trả góp, ông chủ tích cóp thêm tiền, mua thêm 4 chiếc máy nữa. Khi được bố chia cho 20 cây vàng, ông Hải quyết định mở xưởng rộng 500m2, thuê 40 công nhân, đầu tư làm thương hiệu đồ lót nam.

Nhờ sự sáng tạo trong kinh doanh, hằng tháng, ông cung cấp ra thị trường hơn 200.000 sản phẩm, "phủ sóng" từ Cà Mau đến Đà Nẵng.

Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 12
Chiếc máy may trả góp và ông chủ khủng vẫn ham kiếm tiền, khởi nghiệp - 13

Có thời điểm xưởng may của ông dời xuống huyện Củ Chi vì cần diện tích lớn, xây dựng  tới 2.500m2, với 200 công nhân. Những nhân viên bán hàng cốt cán của công ty đều được ông Hải tặng ô tô để đi làm.

Ông Hải luôn dạy nhân viên về tư duy làm chủ, khích lệ mọi người làm thuê là để đến một ngày đủ lông, đủ cánh mà bung ra, thành ông chủ. Những người tâm đắc theo ông giờ đều đã có sự nghiệp cho riêng mình. Trong số đó, một số người quý mến ông Hải nay còn quay lại hỗ trợ khi hay tin ông khởi nghiệp lần nữa.

"Nhìn lại hành trình khởi nghiệp dài đằng đẵng, tôi cảm thấy bản thân đã sống một cuộc đời xứng đáng, không hề nuối tiếc. Tôi không sợ vấp ngã, chỉ sợ ngã rồi bản thân không dám đứng lên", ông chủ U70 cười mãn nguyện.

Posted on 3:49 PM by Thuy Linh

No comments

Monday, November 18, 2024

Nhiều thanh niên Trung Quốc sử dụng từ khóa "bạn tâm sự" để tìm những người lạ đang cung cấp hoặc cần sử dụng dịch vụ trò chuyện có trả phí.

Chẳng hạn, một đăng tải trên nền tảng Xiaohongshu viết: "Có ai rảnh làm bạn tâm sự với tôi một lúc không? Tôi sẵn sàng trả tiền". Ngay sau đó, bài viết nhận được nhiều câu trả lời từ những người đang cung cấp dịch vụ "bạn tâm sự".

Nghề chỉ ngồi chat phiếm cũng ra tiền - 1

Nhiều thanh niên và trung niên Trung Quốc đang cảm thấy cô đơn (Ảnh minh họa: SCMP).

Thực tế, dịch vụ "bạn tâm sự" đã tồn tại trên mạng xã hội Trung Quốc vài năm trở lại đây. Hiện tượng này phản ánh nhu cầu tinh thần của không ít người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc. Họ sẵn sàng chi tiền để có người trò chuyện với mình, giúp mình cảm thấy bớt cô đơn.

Giới chuyên gia đánh giá đây là một hạng mục dịch vụ mới và sẽ ngày càng trở nên thịnh hành hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu cảm xúc của nhiều người độc thân cảm thấy cô đơn.

Khi số lượng thanh niên sống độc thân và trì hoãn hôn nhân tại Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhiều người trẻ đã tìm tới các dịch vụ online để cảm thấy bớt cô đơn. Việc nhiều người sẵn sàng trả tiền để được trò chuyện với người thật đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu xã hội học.

Theo thống kê gần đây nhất của Trung Quốc, năm 2020, số lượng người độc thân ở độ tuổi từ 20 đến 49 tại quốc gia này vào khoảng 134 triệu người.

Số lượng người đăng ký kết hôn tại Trung Quốc liên tục giảm trong vòng một thập kỷ qua. Theo Bộ Dân chính Trung Quốc, trong 3 quý đầu năm nay, chỉ có khoảng 4,75 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn, đây là con số thấp kỷ lục.

Giáo sư Wang Pan đang làm việc tại khoa Trung Quốc và châu Á học, thuộc Đại học New South Wales (Australia) nhận định: "Nhiều thanh niên và trung niên Trung Quốc đang cảm thấy cô đơn. Ngay cả khi họ lựa chọn sống độc thân, họ cũng có nhu cầu tình cảm, nhu cầu chia sẻ. Điều này làm xuất hiện những dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người độc thân".

Nghề chỉ ngồi chat phiếm cũng ra tiền - 2

Li thừa nhận rằng có một số khách hàng nam đã tán tỉnh cô trong lúc trò chuyện (Ảnh minh họa: Freepik).

Năm 2019, công ty tài chính Sinolink Securities (Trung Quốc) đã sớm dự báo về triển vọng của mảng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới người độc thân tại Trung Quốc. Theo đó, mảng kinh doanh này sẽ có giá trị vào khoảng 50 tỷ tệ tính tới năm 2025.

Nữ sinh viên Li Shuying (18 tuổi), một người đang cung cấp dịch vụ trò chuyện có trả phí trên các nền tảng mạng xã hội, cho biết: "Tôi làm công việc này để kiếm thêm tiền sinh hoạt phí. Tôi thấy rằng công việc này vừa dễ dàng vừa không gây ra các vấn đề tiêu cực".

Chi phí sử dụng dịch vụ trò chuyện online trên mạng xã hội Trung Quốc đang ở mức từ 8 đến 50 tệ cho 30 phút trò chuyện (tương đương từ 30.000 đến 175.000 đồng). Li mới bắt đầu làm công việc này nên cô đưa ra mức thù lao khiêm tốn nhất. Li cho biết hiện tại các khách hàng của cô chủ yếu là nam giới. Dù vậy, Li cũng có một khách hàng nữ đang gặp khủng hoảng trong công việc.

Li thừa nhận rằng có một số khách hàng nam đã tán tỉnh cô trong lúc trò chuyện, dù vậy, không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Li tự tin bản thân có thể xử lý được những tình huống dạng này. Đa số khách hàng của Li vẫn là những người đang thực sự cần được lắng nghe, chia sẻ.

Theo giáo sư Wang Pan, sự xuất hiện của dịch vụ trò chuyện có trả phí cho thấy nhiều người đang cảm thấy cô đơn trong đời sống thực. Họ có thể liên tục online, có kết nối với nhiều người trên mạng xã hội, nhưng kỳ thực họ vẫn âm thầm khủng hoảng vì cô đơn.

Giáo sư Wang Pan dự đoán trong tương lai, các mối quan hệ sẽ ngày càng biến hóa đa dạng, thậm chí có thể bị thương mại hóa vì vấn nạn cô đơn mà nhiều người đang phải đối diện. Những sản phẩm và dịch vụ hướng tới đối tượng khách hàng là người độc thân cũng sẽ ngày càng đa dạng hơn.

Posted on 7:49 PM by Thuy Linh

No comments

Đóng một lần cho thời gian còn thiếu

Theo quy định hiện hành (Luật BHXH năm 2014), để được hưởng lương hưu, người lao động phải đạt đủ 2 điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, trong 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014 có hơn 53.000 người đã hết tuổi lao động phải nhận BHXH một lần do chưa đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.

Những trường hợp này chủ yếu là người lao động đã lớn tuổi mới tham gia thị trường lao động chính thức, khi đó mới được đóng BHXH bắt buộc nên có thời gian tham gia BHXH ngắn.

Để có lương hưu, những lao động này phải chấp nhận đóng BHXH tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu để đạt điều kiện đóng BHXH đủ 20 năm.

Hai cách để có thu nhập hằng tháng dù không đủ điều kiện hưởng lương hưu - 1

Luật BHXH năm 2024 tạo cơ hội cho nhiều người lao động có thu nhập ổn định khi về hưu (Ảnh minh họa: BHXH TPHCM).

Theo Luật BHXH năm 2014, khi đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động được đóng BHXH tự nguyện một lần cho thời gian đóng BHXH còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng).

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cũng cho thấy, trong 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014 có hơn 20.000 người khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng BHXH đã đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.

Từ ngày 1/7/2025, khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực, điều kiện số năm đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm. Quy định này giúp nhiều người lao động có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu.

Với những người chưa đóng BHXH đủ 15 năm, họ cũng có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu để đạt điều kiện đóng BHXH đủ 15 năm và hưởng lương hưu hằng tháng.

Nhận trợ cấp hưu trí

Ngoài cách đóng một lần cho nhiều năm để hưởng lương hưu như trên, người lao động có thời gian tham gia BHXH ngắn muốn có thu nhập hằng tháng khi nghỉ hưu có thể lựa chọn cách thứ hai là nhận trợ cấp hưu trí.

Đây là chế độ hoàn toàn mới được quy định tại Luật BHXH năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Người lao động nghỉ hưu trước ngày 1/7/2025 không áp dụng được cách này.

Theo Điều 23 Luật BHXH năm 2024, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.

Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hưu trí hằng tháng trên được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng BHXH của người lao động. Mức trợ cấp hưu trí thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.

Trường hợp tổng số tiền đóng BHXH của người lao động cao hơn số tiền tính mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất (cho khoảng thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội) thì người lao động được tính để hưởng trợ cấp hằng tháng cao hơn.

Trường hợp tổng số tiền đóng BHXH không đủ để người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng cho đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu người lao động có nguyện vọng thì được đóng một lần cho phần còn thiếu.

Đặc biệt, người nhận hưởng trợ cấp hưu trí còn được hưởng nhiều chế độ khác như: Mức trợ cấp hằng tháng được áp dụng các quy định điều chỉnh tăng thêm như lương hưu; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa nhận và trợ cấp mai táng; được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế như chế độ hưu trí.

Khi kết thúc hưởng trợ cấp hưu trí và đủ 75 tuổi, người lao động sẽ chuyển sang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội cho đến khi qua đời.

Posted on 6:49 PM by Thuy Linh

No comments

Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh đám hỏi độc lạ ở Hà Nội khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà gái hỏi cưới cô dâu. Tráp cưới gồm 30 cốc trà sữa cỡ lớn được trang trí kèm hoa tươi.

Trong những bức ảnh được đăng tải, cô dâu và chú rể vui vẻ "check-in" bên tráp cưới độc đáo, còn gia đình hai bên phấn khởi trao và nhận sính lễ.

Bài viết nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhận về hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận.

"Thật dễ thương, lần đầu tiên tôi thấy tráp cưới bằng trà sữa", độc giả Đào Loan bình luận.

"Chắc cô dâu và chú rể gặp nhau trong quán trà sữa", tài khoản Nguyễn Dũng hài hước.

Thợ ảnh cưới chuyên nghiệp tạo điểm nhấn đám hỏi của mình bằng tráp trà sữa - 1

Cô dâu - chú rể chụp ảnh bên tráp trà sữa độc đáo (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, đám hỏi trên là của chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi) và cô dâu Nguyễn Thu Phương (29 tuổi).

Cặp đôi sống và làm việc tại Hà Nội và hai nhà chỉ cách nhau 200m. Lễ ăn hỏi và đám cưới tư gia của Việt An và Thu Phương đã diễn ra hôm 27/10.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai chuẩn bị đầy đủ sính lễ truyền thống như: trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm. Điểm khác biệt là thay vì dùng bia hay nước ngọt, Việt An quyết định chọn trà sữa làm tráp phụ.

Chú rể là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoạt động hơn 10 năm, chuyên về mảng phóng sự cưới. Không ít lần trong những lần tác nghiệp, anh bắt gặp những sính lễ sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh, theo xu hướng hiện đại.

"Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng làm một tráp lễ bằng trà sữa trong đám cưới của chính mình. Điều may mắn là đối tác của tôi đã nhiệt tình hỗ trợ ý tưởng táo bạo này", anh nói.

Chú rể quyết định giữ bí mật về tráp trà sữa với cô dâu và nhà gái. Đúng như anh tính toán, không chỉ cô dâu Thu Phương mà cả hai họ đều hứng khởi, đặc biệt là các cô, các chị xin đứng cạnh tráp lễ chụp hình chung làm kỷ niệm.

"Làm lễ xong, tráp trà sữa được mọi người chia hết đầu tiên", chú rể hỉ hả kể.

Thợ ảnh cưới chuyên nghiệp tạo điểm nhấn đám hỏi của mình bằng tráp trà sữa - 2

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai chuẩn bị đầy đủ sính lễ truyền thống bên cạnh tráp phụ trà sữa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Việt An và Thu Phương quen nhau từ năm 2013 khi anh còn là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Lúc đó, muốn nâng cao tay nghề, anh đã rủ Phương làm mẫu ảnh để tập chụp.

"Rất bất ngờ lúc đó Phương chọn trang phục là váy cô dâu, không biết có phải ý trời hay không", chàng trai nói. 

Sau đó, cả hai không tiếp xúc nhiều, mãi đến năm 2022 mới nói chuyện lại với nhau nhiều hơn và nhận ra "hai tâm hồn đồng điệu". Đến lúc đủ tin tưởng về nhau, cặp đôi quyết định về chung một nhà.

Với kinh nghiệm chụp gần 1.000 đám cưới, Việt An hiểu rõ phong tục truyền thống và các nghi lễ cưới hỏi. Đám cưới của vợ chồng anh được nhiều đơn vị, anh chị em đồng nghiệp hỗ trợ.

Anh nhiều lần nói đùa với vợ: "Cưới anh thì em sẽ lãi không chỉ mỗi cái đám cưới, mà còn được chụp nhiều bộ ảnh, được mặc nhiều váy cưới, tổ chức cưới cũng vui vẻ nhất". Có những bộ ảnh cưới của hai vợ chồng là do chú rể tự bấm máy. 

Thợ ảnh cưới chuyên nghiệp tạo điểm nhấn đám hỏi của mình bằng tráp trà sữa - 3

Vợ chồng Việt An - Thu Phương (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Vợ chồng Việt An đã tự lên kế hoạch đám hỏi lẫn đám cưới từ kinh nghiệm đi làm cũng như tư liệu đã tư vấn khách hàng. Một điểm nhấn nữa là thay vì dùng bao giấy làm lì xì cho đội phù dâu - phù rể, cặp đôi đã chuẩn bị túi thơm để hai bên trao duyên cho nhau. 

Ngoài đám hỏi, chú rể cũng tự tổ chức đám cưới ngoài trời rất tâm huyết vào ngày 2/11. 

Việt An và Thu Phương bất ngờ khi bộ ảnh đám hỏi của vợ chồng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Ban đầu, chú rể chỉ nghĩ đây là điểm nhấn của đám cưới.

Bên cạnh những quan điểm trái chiều về tráp trà sữa, nhiều người bày tỏ thú vị, nói vui với nhau "xin vía chồng tâm lý".

"Đám cưới là của mình, của gia đình mình, hai vợ chồng đều vui, ý nghĩa trọn vẹn đủ đầy, làm đúng theo phong tục truyền thống, nhưng vẫn có chút phá cách hợp thời", Việt An nói.

Posted on 5:49 PM by Thuy Linh

No comments

Sunday, November 17, 2024

Mức đóng và phương thức đóng

Lao động phi chính thức chịu nhiều thiệt thòi khi không được tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, không được bảo hộ khi xảy ra sự cố trong quá trình làm việc.

Để bảo đảm an sinh cho nhóm lao động này, ngày 1/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hằng tháng chỉ bằng 1% tháng lương tối thiểu vùng IV.

Mức lương tối thiểu vùng IV từ ngày 1/7/2024 là 3.450.000 đồng/tháng. Như vậy, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hằng tháng là 34.500 đồng/tháng. Người lao động có thể đóng 6 tháng một lần hoặc đóng một lần cho 1 năm.

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định chi tiết tại Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.

Ngoài ra, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm. Mức hỗ trợ được quy định tại Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.

Lao động tự do đóng bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào? - 1

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (Ảnh: Nguyễn Hải; Đồ họa: Tùng Nguyên).

Mức hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Theo Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng 2 chế độ là giám định mức suy giảm khả năng lao động và trợ cấp tai nạn lao động.

Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì phí giám định do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần. Trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp một lần.

Lao động tự do đóng bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào? - 3

Mức hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (Ảnh: Nguyễn Hải; Đồ họa: Tùng Nguyên).

Posted on 11:49 PM by Thuy Linh

No comments

2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCM - 1

Lao động kỹ thuật có tay nghề là lực lượng TPHCM thiếu nhiều nhất (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, việc biến động lao động trong các doanh nghiệp tại TPHCM là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Ước tính cứ bình quân doanh nghiệp tuyển mới 3 lao động thì có 2 lao động đang làm việc trước đó di chuyển đến nơi khác.

TPHCM cũng là nơi tập trung rất đông cơ sở đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp, hầu hết thanh niên đến thành phố học tập đều ở lại nơi đây tìm kiếm việc làm. Hằng năm, TPHCM cần bố trí việc làm cho hơn 300.000 người, trong đó gần 100.000 người là sinh viên, học sinh tốt nghiệp đại học và trên 200.000 tốt nghiệp các chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Theo ông Trần Anh Tuấn, với nguồn cung nhân lực lớn và tỷ lệ biến động cao, sự cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả tận dụng nguồn lực lao động.

Ông Tuấn cho biết: "Dù thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc khảo sát, thông tin và định hướng phát triển các ngành nghề cho cân đối nhưng thực tế cho thấy hiện vẫn còn nhiều nút thắt khiến ngành nhân lực mất cân đối. Trong đó có 2 nghịch lý lớn nhất là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề".

2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCM - 2

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).

Thứ nhất là mất cân đối trong cơ cấu trình độ nghề diễn ra khá phức tạp. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ đại học tại TPHCM hằng năm là 18-22%, trong khi trình độ cao đẳng và trung cấp là hơn 50% nhưng cơ cấu nguồn cung lại khác hẳn.

Tuy nhiên, trong tổng số người có nhu cầu tìm việc thì hơn 60% là có trình độ đại học trở lên. Trong nhóm lao động trình độ đại học tìm việc có hơn 70% là sinh viên, học sinh các tỉnh thành phố khác đến học tập, tốt nghiệp và có nhu cầu ở lại thành phố làm việc.

Thứ hai là dù thành phố đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Đó là nhân lực cho 4 ngành công nghiệp chủ lực và  9 ngành dịch vụ trọng yếu, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh.

Thống kê nhu cầu tuyển dụng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM trong tháng 10 cũng cho thấy, nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật không bằng cấp của doanh nghiệp thành phố rất lớn, chiếm hơn 34% tổng nhu cầu lao động toàn thị trường.

Nhu cầu lao động trình độ đại học trong tháng 10 rất thấp, chỉ đạt gần 8% tổng nhu cầu lao động. Số còn lại là nhu cầu lao động có trình độ nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chứng chỉ nghề).

Về cơ cấu ngành nghề, có những ngành cần hàng ngàn lao động nhưng nguồn cung rất ít. Có những ngành doanh nghiệp không cần lao động lại có rất nhiều nhân lực trình độ cao đang tìm kiếm việc làm.

2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCM - 3

Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ tại TPHCM trong tháng 10/2024 (Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM).

Theo ông Trần Anh Tuấn, công việc thống kê, dự báo thị trường; sau đó truyền thông và định hướng người lao động chọn ngành, chọn nghề, chọn trình độ nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố là rất quan trọng.

Ông nói: "Làm thế nào để tạo được nguồn nhân lực bảo đảm được các vị trí nòng cốt, ổn định trong doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác chuyển giao công nghệ là điều mà TPHCM cần quan tâm".

Posted on 8:49 PM by Thuy Linh

No comments

Trong các ngày 15-17/11, tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ hội cá tra với khẩu hiệu "Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh". Lễ hội có nhiều hoạt động nhằm tôn vinh ngành hàng, nâng cao, khẳng định giá trị sản phẩm, tái tạo nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra…

Ngày 17/11, trong khuôn khổ Ngày hội cá tra, tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Theo thông tin tại hội nghị, diện tích nuôi cá tra năm 2024 ở Việt Nam đạt gần 5.400ha, giảm 5% so với năm 2023, sản lượng cá tra ước đạt 1,67 triệu tấn, xấp xỉ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ giá bán tăng, kim ngạch xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm đạt 1,56 tỷ USD, tăng gần 9% cùng kỳ năm ngoái, cả năm ước đạt 2 tỷ USD.

Dự báo thị trường sẽ tốt lên, gia tăng, ngành hàng cá tra đặt mục tiêu năm 2025 sẽ xuất khẩu 1,65 triệu tấn, thu về 2 tỷ USD.

Giải pháp đưa cá tra tiến vào những thị trường khắt khe nhất - 1

Thu hoạch cá tra ở Đồng Tháp (Ảnh: CTV).

Riêng tại Đồng Tháp, ông Nguyễn Phước Thiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh này cho biết, năm 2024, giá trị sản xuất ngành hàng cá tra của tỉnh ước đạt hơn 8.800 tỷ đồng, tăng gần 3% so năm 2023, chiếm trên 17% tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh.

Đồng Tháp có hơn 2.600ha ao nuôi, sản lượng cá tra năm 2024 ước đạt 540.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm 2023. Tỉnh có hơn 900 cơ sở sản xuất và ương dưỡng cá tra giống. Năm 2024, các cơ sở ở Đồng Tháp ước tính sản xuất được 17 tỷ cá tra bột và 1,3 tỷ cá tra giống…

Tại hội nghị, các đơn vị quản lý nghành hàng, chuyên gia, doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra đều quan tâm đến việc sản xuất bền vững, xanh hóa giá trị sản phẩm để nâng cao thương hiệu, giúp cá tra Việt Nam tiến vào những thị trường khắt khe bậc nhất như cộng đồng các quốc gia Hồi giáo với hơn 2 tỷ dân.

Chuyên gia cho rằng khi áp dụng đồng bộ công nghệ mới trong quá trình nuôi, mỗi ha ao nuôi cá tra mỗi năm có thể giảm phát thải đến hơn 800 tấn CO2. Hơn nữa, với công nghệ nuôi hiện đại, tỷ lệ cá sống sẽ được nâng cao, tăng hiệu quả sản xuất.

Tại hội nghị, ông Trần Văn Hùng (Đồng Tháp), đại diện một trong những doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra lớn bậc nhất Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp về việc xây dựng vùng nuôi đạt chứng nhận giảm phát thải để xuất khẩu đa dạng hơn với các thị trường.

Ông Hùng cho rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp ao nuôi để cơ quan chức năng thí điểm áp dụng công nghệ sản xuất mới. Ông cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ khâu sản xuất cá giống và chuẩn hóa việc sản xuất cá tra giống để đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Ngoài ra, ông Hùng cho biết thêm, phế phẩm chế biến chiếm đến hơn 60% khối lượng con cá tra. Tận dụng được lượng phế phẩm này sẽ góp phần giúp tăng giá trị ngành hàng.

Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị, các địa phương cần phát triển giống cá tra theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ với quy mô sản xuất lớn, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng.

Giải pháp đưa cá tra tiến vào những thị trường khắt khe nhất - 2

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết ngành hàng cá tra cần xanh hóa để phát triển bền vững (Ảnh: CTV).

Thứ trưởng kêu gọi tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành chuỗi giá trị cá tra, tận dụng phế phụ phẩm để tăng hiệu quả sản xuất. Ông Tiến cho biết, tăng trưởng xanh là xu thế, ngành nào đi trước sẽ có lợi thế.

Thứ trưởng NN&PTNT đề nghị tỉnh Đồng Tháp xây dựng vùng sản xuất cá tra giống chất lượng cao cho cả ngành hàng của khu vực, Bộ sẽ hỗ trợ.

Posted on 6:49 PM by Thuy Linh

No comments

Giữa trưa, nắng gắt càng khiến khu xưởng ở huyện Củ Chi (TPHCM) oi nồng, nóng bức. Trong nhóm thợ cơ khí trẻ tuổi, một người đàn ông dáng khô gầy, tóc đã bạc, đang hướng dẫn cho người làm cách gia công tối ưu, đạt hiệu quả nhất.

Người đàn ông ấy là nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe (60 tuổi). Trên tay ông là chiếc bẫy muỗi Mosla vừa được cấp bằng sáng chế năm ngoái. Sản phẩm cũng đạt giải ba cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2024". Để có được sự ghi nhận đó, ông Khỏe phải mất 1 năm nghiên cứu, 6 năm chờ đợi được cấp bằng để vững chân cho hành trình đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 1

Dù đã có 2 công ty trị giá bạc tỷ, 4 bằng sáng chế, một gia đình hạnh phúc, ông Khỏe khẳng định vẫn chưa muốn nghỉ ngơi khi sắp bước vào độ tuổi xưa nay hiếm. Bởi ngọn lửa khởi nghiệp, khao khát cống hiến vẫn còn "cháy".

Thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn khi khởi nghiệp trở lại vẫn còn rất nhiều, ông Khỏe càng thêm động lực. Ông mong muốn được tạo nhiều cơ hội để con đường khởi nghiệp ở tuổi 70 có thể trơn tru, đỡ được nhiều trở lực.

Cái tôi cá nhân hòa vào cái ta cộng đồng

Đã qua quá nửa con dốc bên kia cuộc đời vẫn phải tự mình mày mò, chạy vạy khắp nơi để tìm đối tác cùng khởi nghiệp như những ngày còn tuổi 20, ông chủ không thấy ngại sao?

- Lên chức ông nội xong, hình như tôi quên mất cảm giác ngại là như thế nào rồi (cười).

Tôi cảm thấy mình may mắn khi có đủ sức khỏe để được bận rộn, làm việc và cống hiến như thế. Tôi nghĩ bản thân vượt qua được cảm giác ngại ngùng, tự ái là nhờ đặt cái tôi cá nhân hòa vào cái ta cộng đồng.

Nghĩa là tôi không còn khởi nghiệp vì bản thân, vì tiền bạc nữa, mà là vì khao khát được cống hiến, đóng góp giá trị cho xã hội. Có được lý tưởng đó không dễ, tôi đã phải trải qua hành trình dài đánh đổi bằng nhiều thứ lắm.

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 2

Mỗi khi nghe lời khen hoặc chê, tôi đều phân tích, họ khen mình có thật lòng không, chê mình có đúng không? Nếu chê đúng, tôi sửa. Chê không đúng, tôi buộc mình phải tiếp tục chứng minh.

Nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe.

Mất 1 năm nghiên cứu, 6 năm chờ đợi để sáng chế bẫy muỗi của ông được công nhận. Suốt thời gian đó, ông đã làm gì?

- Ý tưởng luôn đến vô cùng bất chợt nhưng là những vấn đề rất thực tế mà đôi khi ta không để tâm.

Tôi bị ám ảnh mỗi khi đọc báo, xem đài, đâu cũng thấy tin tức về dịch sốt xuất huyết. Không chỉ riêng TPHCM, kể cả một quốc gia nổi tiếng xanh sạch như Singapore cũng bùng phát dịch. Nhìn hình ảnh những đứa trẻ vật vờ trong bệnh viện, thậm chí mất mạng vì dịch bệnh có thể ngăn chặn này, tôi thấy vô cùng đau lòng.

Nhưng bây giờ, làm sao để giải quyết? Tại sao vẫn chưa thể ngăn chặn hiệu quả sốt xuất huyết, để bệnh dịch này gieo rắc ám ảnh quá lâu?

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 3

Tính tò mò khiến tôi luôn đặt câu hỏi "tại sao". Câu hỏi "tại sao" ấy sẽ dẫn ta đến những đáp án vô cùng bất ngờ.

Nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe.

Thật ra, thị trường đã tồn tại các loại thiết bị diệt muỗi như nhang muỗi, thuốc xịt, vợt điện, đèn bắt muỗi, thậm chí có các biện pháp nuôi cấy muỗi biến đổi gene. Thế nhưng, các biện pháp ấy vẫn chưa tối ưu vì muỗi truyền bệnh vẫn sinh sôi, nảy nở ở những môi trường nước đọng.

Nghĩ đến đây, tôi mới trở lại với nguyên tắc mà chúng ta thường được nghe: "Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết". Đúng vậy! Vấn đề phải được diệt trừ tận gốc.

Thay vì chạy theo bắt muỗi, tôi sẽ tạo ra một môi trường để dụ muỗi tới sinh sôi, rồi kết thúc ngay từ vòng đời đầu tiên của chúng. Nhưng để có sự khác biệt, tôi nghĩ mình phải tạo ra một thiết bị không cần điện, hóa chất, thân thiện với môi trường và giá thành hợp lí để ai cũng dùng được.

Bản thiết kế đầu tiên được tôi "vẽ" trong đầu, là một thiết bị hình khối chữ nhật, rỗng ruột tạo thành một hộp nước có nắp đậy. Những khe hở nhỏ trên nắp sẽ vừa là phần dụ muỗi mẹ tìm đến đẻ trứng, vừa là bẫy để lăng quăng dù nở thành muỗi cũng không thoát ra được, sau vài ngày thì chết.

Tôi bắt tay vào thử nghiệm ngay, lấy vật liệu có sẵn ở xưởng, mang về nhà làm thử. Lần đầu, chắc chắn chưa thành công. Nào là khe hở quá lớn hoặc quá nhỏ, chiều cao, mực nước chưa phù hợp… Nhiều đêm tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Ý tưởng nảy ra, tôi lại bật dậy ghi chép, làm tiếp.

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 4
Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 5

Đến tháng 11/2017, cuối cùng tôi cũng ra được bản thiết kế hoàn chỉnh. Tôi gửi cho người quen, thợ ở xưởng, nhờ thử nghiệm đặt bẫy muỗi. Chỉ trong 2 tuần, tôi phát hiện lăng quăng đã nở đen kịt trong chiếc bẫy. Tỉ lệ lăng quăng phát triển thành muỗi lọt ra lại môi trường bên ngoài ước chừng chỉ 1%.

Lúc ấy, tôi mới nộp sản phẩm, bản thuyết trình xin đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích bẫy muỗi Mosla. 6 năm sau, tôi mới được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Nếu ví hành trình này là một ngọn núi, thời điểm ấy, tôi chỉ mới đứng ở chân núi thôi.

Vậy ông đã "leo núi" như thế nào?

- Nhận được tấm bằng, tôi tiếp tục đi tìm xưởng sản xuất, đối tác cùng đồng hành để hiện thực hóa những thứ còn nằm trên giấy. Ở tuổi ngoài 50, tôi háo hức khi được bận rộn như một cậu trai 20 vừa khởi nghiệp.

Nhiều người lắc đầu, cười khẩy, khuyên tôi sống thực tế hơn. Nhưng không vì vậy mà tôi bỏ cuộc. Họ chưa đồng ý, nghĩa là họ chưa hiểu mình. Đó là động lực để tôi chứng minh điều mình làm là đúng.

Nhờ nghĩ như vậy, tôi cuối cùng cũng đạt được thứ mình muốn, tìm được người đồng hành và xưởng gia công thích hợp.

Ban đầu, chi phí sản xuất và mức giá bán ra là thứ khiến tôi đau đầu nhất. Tôi đã đầu tư hơn 400 triệu đồng, trong đó, tạo khuôn là phần ngốn nhiều chi phí nhất. Hằng đêm, tôi nghĩ làm sao tối ưu chi phí, để giảm giá một thiết bị từ mức 500.000 đồng xuống chỉ còn 100.000 đồng.

Bạn nghĩ điều này là không thể đúng không? Nhưng tôi đã làm được việc đó nhờ điều chỉnh hình khối chữ nhật sang hình trụ. Vượt qua được khó khăn, cảm giác "đã" lắm. Khó khăn là thứ để chúng ta nhận ra mình vẫn chưa cố gắng 100% sức lực.

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 6

Giải quyết xong bài toán chi phí, tôi bắt đầu hướng đến chuyện xanh hóa sản phẩm. Bẫy muỗi Mosla có thể được tái chế từ nguồn rác thải nhựa. Cơ chế hoạt động không tiêu tốn nhiên liệu hay thải bất kỳ chất gì ảnh hưởng đến người dùng. Không những vậy, vì không cần động cơ nên bẫy muỗi có thể sử dụng rất lâu, hạn chế rác thải ra môi trường.

Tôi đã thử nghiệm trong phạm vi người thân, bạn bè. Sắp tới, tôi sẽ phát miễn phí cho bà con dùng thử, đồng thời tổ chức tập huấn cách diệt lăng quăng, phòng sốt xuất huyết. Năm 2025, sản phẩm dự kiến sẽ được thương mại hóa.

Chiếc xe đạp đi 80 km/ngày và hành trình chữa "bệnh" tự ái

Sáng chế ra một thiết bị hữu ích là điều không phải ai cũng làm được, kể cả người có trình độ học vấn cao. Với ông thì sao?

- Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi tôi nói tôi vẫn chưa học hết lớp 8.

Tôi sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm nông ở Đồng Nai. Bố mất sớm, một mình mẹ tôi dãi nắng dầm sương ở khu vườn trồng rau củ, hoa màu, nuôi 3 người con. Mẹ luôn dạy tôi rằng nếu muốn thành công, bản thân phải thật khác biệt. Đó là triết lý kinh doanh mà tôi luôn khắc cốt ghi tâm.

Lên lớp 8, tôi thuộc tốp những học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng trong một lần ốm nặng, tôi nằm viện nên phải nghỉ học nhiều ngày. Ngày trở về trường, tôi chưa theo kịp kiến thức và nhận điểm 2 trả bài miệng từ cô giáo.

Một học sinh giỏi như tôi bắt đầu thấy tự ái và mất đi động lực học tập. Tôi nghỉ học, dù giáo viên chủ nhiệm lớp có đến nhà khuyên nhủ, động viên. Sau nỗ lực của thầy cô, tôi trở lại trường được khoảng 2 tuần rồi quyết định nghỉ hẳn.

Ông có hối hận về quyết định đó không?

- Tôi không hối hận, nhưng có chút tiếc nuối.

Sau khi nghỉ học, tôi phụ mẹ làm nông một thời gian rồi lấy miến ở làng mình mang lên TPHCM bán. Mỗi ngày, tôi đạp xe ít nhất là 80 km, có ngày hơn 160 km.

Mãi đến năm 1989, lập gia đình rồi tôi mới chuyển sang đi bằng xe máy, mở sạp bán ở Chợ Lớn (quận 6). Để miến của mình khác biệt, tôi bắt đầu gắn nhãn hiệu. Nói vậy cho sang chứ đó chỉ là hình một con bồ câu, nhưng nhờ vậy, khách hàng phân biệt được và nhớ đến sản phẩm của mình.

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 7
Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 8

Ngày đó, đơn hàng nườm nượp, tôi kiếm được khá nhiều tiền. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng mình không cần đi học mà cũng thành công đấy thôi.

Tuy nhiên, khi con gái bắt đầu đi học, mọi chuyện với tôi lại hoàn toàn khác.

Tôi sợ không theo kịp được kiến thức để dạy con. Thời ấy, công nghệ cũng bắt đầu phát triển, nhiều thứ mới lạ mở ra nhưng tôi không tài nào cập nhật được. Lúc ấy tôi mới nhận ra, chút tự ái khi xưa đã khiến tôi bỏ lỡ quá nhiều thứ.

Năm 2000, tôi nhờ em vợ mua giúp chiếc máy tính. Tôi bắt đầu hì hục học ngoại ngữ, lên mạng tìm đọc tài liệu, các bài nghiên cứu, video giảng dạy trong và ngoài nước. Tôi cắm mặt vào máy tính nhiều đến nỗi cước phí mạng Internet lên đến cả triệu đồng mỗi tháng.

Càng học, tôi càng say mê. Lúc đó tôi mới nhận ra việc học có thể đưa chúng ta tới được 95% thành công, 5% còn lại chính là khả năng vận dụng cuộc sống. Nhờ vậy, tôi chữa được "bệnh" tự ái. Lỡ thất bại hay còn dở điểm nào, tôi sẽ tìm tòi, học hỏi và khắc phục. Thậm chí, bây giờ có nhiều thứ tôi vẫn đang học từ chính nhân viên của mình.

Năm 2006, tôi thành lập công ty cung cấp miến cho các siêu thị, nuôi 3 con ăn học thành tài. Nhờ những kiến thức học trên mạng, tôi nảy ra ý tưởng sáng chế máy sấy thực phẩm.

Sau nhiều lần thất bại, tôi kết hợp kiến thức trong sách vở và sự hiểu biết của chính mình, cuối cùng làm ra chiếc máy sấy và được cấp bằng sáng chế. Năm 2014, tôi thành lập công ty thứ hai để gia công sản phẩm này.

Dù thua lỗ không ít lần, nhưng đến nay, cả hai công ty của tôi đều hoạt động rất tốt. Thậm chí, năm 2018, tôi còn gọi vốn thành công trên chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ).

May là tôi đã kịp chữa "bệnh" tự ái năm xưa (cười).

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 9
Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 10

Hàng chục năm theo đuổi hành trình khởi nghiệp, bây giờ vẫn tiếp tục không ngưng nghỉ, vậy đích đến cuối cùng ông muốn là gì?

- Cuộc đời tôi không xác định đích đến, mà chỉ có mục tiêu. Mục tiêu của tôi chính là phấn đấu để ngày hôm nay tiến bộ hơn ngày hôm qua một chút, để phục vụ cộng đồng.

Suốt hành trình khởi nghiệp, tôi đã phải đánh đổi bằng nước mắt, máu và cả những mối quan hệ. Lắm lúc, tôi cô đơn, bật khóc một mình khi trong túi không đủ tiền mua một ổ bánh mì. Nhưng tôi vẫn chọn bước tiếp, vì bỏ cuộc còn khó hơn.

Nhà sáng chế cao tuổi, chưa học đến lớp 8: Dành cả đời tìm cái mới! - 11

Cảm ơn những lần thất bại, để tôi biết mình có thể tốt hơn.

Nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe.

Tôi thầm cảm ơn những lần thất bại, bởi như vậy, tôi mới biết mình vẫn còn cơ hội để trở thành phiên bản tốt hơn. Cuộc đời tôi chính là hành trình đi tìm cái mới và cái mới sẽ không bao giờ kết thúc. Đối với tôi, cuộc đời như vậy mới vô cùng đáng sống.

Triết lí kinh doanh tôi muốn tặng cuộc đời chính là "tận tâm - tận lực - tận cùng".

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!

Ông Đặng Bá Mạnh, Trưởng Phòng tư vấn và đào tạo - Trung tâm Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai), cho biết, trong khuôn khổ cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2024, bẫy muỗi Mosla của nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe được đánh giá có tính ứng dụng cao trong đời sống.

"Tính mới của sản phẩm là hướng đến việc ngăn chặn dịch sốt xuất huyết ngay từ giai đoạn phòng bệnh. Ngoài ra, ông Khỏe còn xây dựng được mô hình kinh doanh hợp lý, có hiệu quả cho sản phẩm này trong thời gian sắp tới", ông Mạnh nói.

Posted on 4:49 PM by Thuy Linh

No comments